HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN NĂM 2024

17/06/2024
Tin tức


CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ

mailmailmail

Theo quy định Luật SHTT 2022, các chủ thể sau có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận:

1. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (theo khoản 18 Điều 4 Luật này quy định).

2. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng bởi chủ nhãn hiệu. Người được quyền gắn nhãn hiệu chứng nhận lên sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận và được sự cho phép của chủ nhãn.

4. Chủ thể xin đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là người đại diện cho các sản phẩm có gắn nhãn hiệu chứng nhận và phải có khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn chứng nhận. Đây là sự đảm bảo quan trọng cho người tiêu dùng, hạn chế được những hành vi kinh doanh không trung thực. Đó là lý do chủ thể của nhãn hiệu chứng nhận thường là các Tổ chức uy tín, hiệp hội doanh nghiệp hoặc Cơ quan nhà nước.


CÁC LOẠI NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thì các loại nhãn hiệu sau có thể nộp đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam

  • Nhãn hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ;
  • Nhãn hiệu hình ảnh (logo);
  • Nhãn hiệu hình vẽ;
  • Nhãn hiệu kết hợp các yếu tố trên.

Cần lưu ý, tuy đến ngày 01/01/2023 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 mới có hiệu lực thi hành, nhưng các quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh có hiệu lực từ ngày 14/01/2022. Như vậy, các tổ chức và cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu âm thanh từ ngày 14/01/2022.


HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (THÔNG QUA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP)

- Giấy ủy quyền (theo mẫu của Tổ chức đại diện SHCN)

- Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Tổ chức đại diện SHCN)

- File máy tính mẫu nhãn hiệu (định dạng pdf, jpg,...)

- Photo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy phép thành lập,... (không cần công chứng, chứng thực)

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu cần)

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh (nếu cần)

Hình ảnh mình họa một số hồ sơ

mailmailmail


Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận



Bản đồ khu vực địa lý

 

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2022, nhãn hiệu (thông thường còn được gọi là thương hiệu, logo,...) là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng CHỮ CÁI, TỪ NGỮ, HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ HOẶC SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC YẾU TỐ ĐÓ được thể hiện bằng MỘT HOẶC NHIỀU MÀU SẮC.

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì VĂN BẰNG BẢO HỘ CHỈ ĐƯỢC CẤP CHO NHÃN HIỆU TRONG ĐƠN HỢP LỆ CÓ NGÀY ƯU TIÊN HOẶC NGÀY NỘP ĐƠN SỚM NHẤT trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Theo đó, để đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần phải xác định rõ mẫu nhãn hiệu đăng ký và nhóm hàng hóa/dịch vụ kèm theo đơn đăng ký và NHANH CHÓNG TIẾN HÀNH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ bởi vì theo nguyên tắc cơ bản đơn đăng ký sẽ được cấp cho chủ đơn nộp đơn sớm hơn (nguyên tắc first-to-file, nộp trước cấp trước)


 CÁC VÍ DỤ VỀ MẪU NHÃN HIỆU 

Nhãn hiệu chữ

Nhãn hiệu kết hợp hình và chữ

Nhãn hiệu đen trắng

Nhãn hiệu màu sắc


PHÂN NHÓM QUỐC TẾ HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ

Để đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn phải phân nhóm hàng hóa/dịch vụ được áp dụng theo bản Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố.

Chi tiết Bảng phân loại có thể tham khảo tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc WIPO

Thông báo về việc thống nhất áp dụng bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 - Trang chủ - CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ (ipvietnam.gov.vn)

Ví dụ: Mỹ phẩm thuộc nhóm 3; Dược phẩm thuộc nhóm 5; Phần mềm máy tính thuộc nhóm 9; Nước mắm thuộc nhóm 29; Nước tương thuộc nhóm 30; Dịch vụ pháp lý thuộc nhóm 45,….

Lưu ý: Bảng phân loại thường xuyên được cập nhật, do đó chủ đơn cần check bản mới nhất để áp dụng cho phù hợp.

Đối với các hàng hóa/dịch vụ không có trong Bảng phân loại, chủ đơn cần phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực mới có thể phân nhóm được.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ phân nhóm hàng hóa/dịch vụ cho các chủ đơn nộp thông qua Văn phòng.


TRA CỨU SƠ BỘ

Tra cứu sơ bộ nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của đơn đăng ký trước khi tiến hành nộp đơn chính thức với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Chủ đơn có thể tra cứu và đánh giá sơ bộ nhãn hiệu của mình tại các trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có địa chỉ sau:

http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks;jsessionid=6FCFAABED104ADE3891B9607DFF32A1C?0&query=*:*

https://www3.wipo.int/branddb/en/

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua chúng tôi, chủ đơn chỉ cần gửi thông tin sau đây để Văn phòng hỗ trợ tra cứu, đánh giá sơ bộ và soạn thảo giấy tờ cần thiết:

- File máy tính mẫu nhãn hiệu (định dạng jpg, pdf,…)

- Danh mục hàng hóa/dịch vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ví dụ: Nhãn hiệu cung cấp là ANPHABE; Danh mục hàng hóa/dịch vụ là: mỹ phẩm, dược phẩm, phần mềm máy tính, nước mắm, nước tương, dịch vụ pháp lý,…


QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Sau khi đơn đăng ký được nộp với Cục Sở Hữu Trí Tuệ, về cơ bản nó sẽ được thẩm định qua các giai đoạn sau:

- Thẩm định hình thức: 1 tháng

- Công bố đơn: 2 tháng

- Thẩm định nội dung: 9 tháng

- Cấp bằng nhãn hiệu: 2 tháng

Kết quả đối với đơn đăng ký có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Nhãn hiệu bị từ chối toàn bộ hoặc một phần, khi đó chủ đơn có quyền phản bác, khiếu nại kết quả với Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

- Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ một phần nhãn hiệu hoặc một phần sản phẩm/dịch vụ hoặc đơn đăng ký còn có một số thiếu sót, khi đó chủ đơn sẽ giới hạn phạm vi yêu cầu bảo hộ hoặc sửa đổi tương ứng để đơn đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

- Đơn đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bảo hộ. Sau khi chủ đơn hoàn tất việc nộp phí cấp, đăng bạ, công bố văn bằng, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tổng thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật khoảng 14 tháng, theo thực tế khoảng 24 tháng kể từ ngày nộp đơn.


THỜI HẠN BẢO HỘ

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết MƯỜI NĂM kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Theo đó, miễn là chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn hoạt động kinh doanh, khi đến thời điểm gia hạn hiệu lực, chủ sở hữu có quyền tiến hành thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở Hữu Trí Tuệ để tiếp tục được bảo hộ.


MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU



Công ty TNHH Tư vấn - Dịch thuật - Sở hữu trí tuệ Á Đông là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được sáng lập và phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,....., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,….


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – DỊCH THUẬT – SỞ HỮU TRÍ TUỆ Á ĐÔNG

Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

Chia sẻ

Bài viết liên quan