Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2024 có nhiều điểm mới so với trước đây do Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022 có hiệu lực 01/01/2023 và Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực ngày 28/03/2023.
NHÃN HIỆU LÀ GÌ?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Nhãn hiệu Trung Nguyên cho sản phẩm cà phê; Nhãn hiệu Acecook cho sản phẩm mì ăn liền; Nhãn hiệu DHL cho dịch vụ phát chuyển nhanh; Nhãn hiệu Honda cho các loại phương tiện giao thông đường bộ….
PHÂN LOẠI NHÃN HIỆU
Theo tính chất nhãn hiệu, nhãn hiệu gồm các loại sau:
Loại nhãn hiệu | Ví dụ minh họa |
Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. | |
Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. | |
Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam. | |
Nhãn hiệu thông thường: Không thuộc các loại nhãn hiệu trên |
Theo cấu tạo nhãn hiệu, nhãn hiệu gồm các loại sau:
Loại nhãn hiệu | Ví dụ minh họa |
1. Nhãn hiệu chữ, từ ngữ | |
Chữ cái | ABCKIDS Chủ sở hữu: Công ty cổ phần đầu tư dược phẩm SUM |
Chữ số | Chủ sở hữu: Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn |
Từ ngữ | Chủ sở hữu: Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP |
Khẩu hiệu (slogan) | Chủ sở hữu: Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên |
2. Nhãn hiệu hình | Chủ sở hữu: adidas AG (Germany) |
3. Nhãn hiệu kết hợp hình và chữ | Chủ sở hữu: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội |
Xin được lưu ý, theo quy định hiện hành, từ 01/01/2023, Việt Nam đã bảo hộ cho nhãn hiệu âm thanh (nhãn hiệu phi truyền thống), nhưng hình thức đăng ký được thể hiện dưới dạng đồ họa như minh họa bên dưới.
Theo mục đích sử dụng, nhãn hiệu gồm nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa và nhãn hiệu sử dụng cho dịch vụ
Ví dụ: Nhãn hiệu TRUNG NGUYÊN cho hàng hóa (cà phê); Nhãn hiệu DHL cho dịch vụ (phát chuyển nhanh)
PHÂN NHÓM HÀNG HÓA/DỊCH VỤ
Xác định nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chính là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Việc phân nhóm hàng hóa/dịch vụ này sẽ dựa trên bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Ni xơ. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ này được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.
CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Theo Luật SHTT, cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh doanh như hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp,…. có quyền đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể hơn như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
LỢI ÍCH CỦA ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
- Tạo lập tài sản vô hình
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu
- Ngăn chặn không cho bên khác sử dụng nhãn hiệu
- Chuyển giao quyền sử dụng/quyền sở hữu nhãn hiệu
- Tăng cường vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÔNG QUA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký (file máy tính định dạng jpg, pdf,…)
- Tờ khai thông tin (theo mẫu của Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp)
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp)
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…)
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu cần)
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu cần)
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên theo Công ước Paris (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
- Nộp đơn đăng ký
- Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
- Công bố đơn: 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn
Theo quy định, tổng thời gian xem xét đơn đăng ký là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn; theo thực tế khoảng 2 năm kể từ ngày nộp đơn.
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ TẠI TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
- Tư vấn: tư vấn mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ
- Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu
- Tư vấn sửa đổi mẫu nhãn hiệu (nếu cần)
- Nộp đơn đăng ký với Cục SHTT
- Theo dõi đơn đăng ký:
- Nhận kết quả/Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
THỜI HẠN BẢO HỘ
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày nộp đơn, có thể được gia hạn liên tục khi hết hạn. Như vậy, về mặt nguyên tắc, trường hợp chủ sở hữu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của thương hiệu là vĩnh viễn, không giới hạn.
GIA HẠN HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Nhờ có kinh nghiệm chuyên sâu và ứng dụng công nghệ, Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp Á Đông tối ưu cách xử lý hồ sơ, nên chi phí đăng ký nhãn hiệu tiết kiệm hơn so với thị trường.
Phí đăng ký tùy thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Trường hợp quý doanh nghiệp chỉ nhờ hỗ trợ soạn thảo để tự nộp hồ sơ với Cục SHTT, phí chỉ từ 500.000 đồng/nhóm sản phẩm/dịch vụ.
Được thành lập từ năm 2007, Công ty TNHH Tư Vấn – Dịch Thuật – Sở Hữu Trí Tuệ là một tổ chức được Cục Sở Hữu Trí cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp phép trong lĩnh vực bản quyền tác giả. Công ty đã có kinh nghiệm xử lý hàng ngàn vụ việc sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, từ xác lập đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cho hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,…
Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – DỊCH THUẬT – SỞ HỮU TRÍ TUỆ Á ĐÔNG
Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 – 0979 038 040 – 0896 684 687
Tel: 028 3926 0120, 3926 0125
Email: info@a-dong.com.vn; consultant@a-dong.com.vn; email@a-dong.com.vn
Website: www.a-dong.com.vn